LẬP VI BẰNG TIN NHẮN

 

Vi bằng tin nhắn là gì? Những trường hợp nào nên lập vi bằng tin nhắn? Bài viết sau đây của Thừa phát lại Trần Hải Quân sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Dân sự năm 2015

– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

– Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Trong quy định pháp luật về Thừa phát lại kèm theo vi bằng có thể là hình ảnh, video, bản ghi âm, ghi hình, tin nhắn. Đây là những dữ liệu điện tử có thể xem là nguồn chứng cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015. Theo đó, nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc, nghe được, nhìn được, các dữ liệu điện tử. Trên thực tế có nhiều trường hợp giao dịch dân sự không lập thành văn bản, mà chỉ thể hiện qua tin nhắn, cả người vay và người cho vay đều xác nhận việc này thông qua những đoạn tin nhắn trên zalo, facebook hoặc những tin nhắn SMS bình thường. Trong trường hợp này việc ghi lại những đoạn tin nhắn, đoạn chat của các bên chính là thứ duy nhất chứng minh sự kiện, hành vi đã xảy ra trong giao dịch dân sự.

Trong trường hợp này, Thừa phát lại sẽ giúp bạn lập vi bằng tin nhắn và đăng ký tại Sở Tư pháp. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Vi bằng này là căn cứ để Toà án xem xét, giải quyết vụ án.

SỰ CẦN THIẾT LẬP VI BẰNG TIN NHẮN

Tin nhắn có vài trò trong việc chứng minh có giao dịch thực tế xảy ra giữa các bên hoặc hành vi vi phạm của một bên nào đó. Tuy nhiên, các tin nhắn có thể bị xoá hoặc bị thu hồi trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn muốn lưu trữ những tin nhắn này bằng cách chụp màn hình hay thuật lại bằng giọng nói thì cũng trở nên vô nghĩa, vì nó không còn khách quan, cũng như có giá trị trước Toà. Mặt khác, những đoạn tin nhắn này không thể đem công chứng, chứng thực vì không thuộc đối tượng công chứng hay chứng thực.

Đối với trường hợp này, chúng ta lập vi bằng tin nhắn để ghi lại những chứng cứ một cách khách quan, trung thực và đảm bảo tính pháp lý khi khởi kiện tại Toà án.

Comments (0)
Add Comment