Thực hư việc Thừa phát lại đòi nợ thuê?

Một bạn đọc gửi thư đến chuyên trang Thừa phát lại 24h hỏi rằng: “Thừa phát lại có phải tổ chức đòi nợ thuê hay không mà thỉnh thoảng vẫn thấy Thừa phát lại đi cùng người dân để đòi nợ, báo chí cũng viết về vấn đề này rất nhiều?

Hiện nay, pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thu hồi nợ. Các doanh nghiệp này tổ chức thu hồi nợ đối với các khoản nợ mà chưa có bản án, quyết định của Tòa án mà chỉ dựa vào các giấy tờ, văn bản ghi nhận các khoản nợ của người dân. Thừa phát lại là 1 tổ chức do nhà nước thành lập và thực hiện 4 mảng công việc mang tính quyền lực nhà nước mà trong đó có 2 mảng công việc liên quan đến các khoản nợ mà người dân hiểu nhầm Thừa phát lại là tổ chức đòi nợ thuê:

– Thứ nhất, đó là mảng công việc lập vi bằng. Người dân, tổ chức khi bị người khác nợ 1 khoản tiền, tài sản mà không trả thì thường tìm đển Thừa phát lại nhờ đi cùng để lập vi bằng ghi nhận việc họ giao thông báo đòi nợ cho khách nợ. Nếu khách nợ không thanh toán nợ đúng hạn trong thông báo thì vi bằng giao thông báo sẽ là tài liệu bổ túc trong hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Thừa phát lại đang cưỡng chế thi hành án

– Thứ hai, đó là mảng công việc thi hành án dân sự. Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên về nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Nếu bên có nghĩa vụ thanh toán (hay bên thua kiện) không tự nguyện thi hành thì bên thắng kiện có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự hoặc văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền. Trường hợp, người thắng kiện nộp đơn tại văn phòng Thừa phát lại thì văn phòng Thừa phát lại tổ chức tổ chức thi hành bản án, quyết định đó theo quy định pháp luật về thi hành án, trường hợp người thua kiện không tự nguyện thi hành thì Thừa phát lại có quyền tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Comments (0)
Add Comment